Mở đại lý sơn

mo dai ly son
5/5 - (1 vote)
Mở đại lý sơn đang là một trong những lựa chọn kinh doanh hàng đầu của nhiều nhà đầu tư hiện nay trong bối cảnh ngành xây dựng đang có những bước phát triển mạnh. Hãy cùng khám phá những kinh nghiệm “vàng” mà chúng tôi dành tặng riêng cho các chủ đầu tư mới bước chân vào ngành nghề này nhé!
Trước khi bắt đầu bất kì một công việc kinh doanh nào, bạn nên phải khảo sát thị trường xem việc kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ đó có khả thi hay không. Để cụ thể hơn, những vấn đề cần phải khảo sát phải chuẩn bị là:
thu tuc dang ky mo dai ly son

#2, Tìm mặt bằng kinh doanh cụ thể

Sau khi khoanh được khu vực đặt cửa hàng, cần tìm mặt bằng mở đại lý sơn. Theo đó, mặt bằng kinh doanh sơn phải nằm trên những trục đường lớn, nhiều người qua lại, giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển. Đại lý phải có bằng bằng rộng, mặt tiền thoáng, diện tích tối thiểu từ 50 – 70m2 là đẹp. Không cần mặt bằng phải quá lớn hay gần trung tâm. Có thể trang trí cửa hàng theo phong cách hiện đại, trưng bày sản phẩm dễ nhìn, bắt mắt để thu hút khách hàng.

#3, Nên chọn thương hiệu nào để mở đại lý sơn ?

Để các chủ đại lý không bị “ngợp” trong thị trường sơn hiện nay, chúng tôi xin được chia ra 4 phân khúc thương hiệu sơn chính hiện nay:
Sau khi đã chọn được phân khúc thương hiệu để kinh doanh, để xác định được rõ hơn thương hiệu sơn nào là phù hợp để mở đại lý sơn, nhiều chủ cửa hàng sơn khuyên nên đánh giá thương hiệu trên các yếu tố như sau:

Thương hiệu:
Các thương hiệu lớn sẽ đem lại lợi thế tốt cho chủ đại lý, bởi hình ảnh và tiếng tăm của thương hiệu đó đã được nhiều người tiêu dùng biết đến và tin tưởng. Lựa chọn những thương hiệu này giúp cho đại lý dễ dàng phát triển và tiếp cận khách hàng hơn.

Tuy nhiên, khi trở thành một đại lý phân phối cho các thương hiệu lớn thì bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh nội bộ gay gắt với nhiều đại lý khác và bị áp doanh số khá cao. Vì thế, chủ đại lý cần phải nghiên cứu kĩ khu vực mình mở cửa hàng. Nếu đã có nhiều đại lý bán cùng thương hiệu thì nên chọn một thương hiệu khác hoặc dòng sơn khác trong thương hiệu để tăng lợi thế cạnh tranh.

Chất lượng:
Nếu muốn tồn tại lâu dài và kinh doanh tạo được uy tín thì sản phẩm sơn bạn bán phải đảm bảo chất lượng. Đặc biệt là các chủ thầu xây dựng sẽ chỉ lựa chọn đại lý sơn nào đảm bảo cung cấp sơn tốt cho mình.

Để đánh giá đúng chất lượng sơn, thì cách tốt nhất là không nên nghe theo tư vấn của các nhận viên tiếp thị mà tự mình trải nghiệm. Tất cả các hãng sơn lớn đều có những sản phẩm cung cấp cho đại lý để bán thử. Nếu như không có kinh nghiệm, hãy nhờ một người thợ trong nghề hoặc một người mà bạn tin tưởng để đưa ra đánh giá đúng.

Chiết khấu
Việc kinh doanh nào rồi thì cũng phải đo lường hiệu quả bằng lợi nhuận. Chính sách chiết khấu của mỗi nhà sản xuất thường chênh lệch khá nhiều. Vì vậy, bạn nên tham khảo các nhà cung cấp khác nhau và chọn một mức chiết khấu phù hợp để có lợi nhuận cao nhất.

#4, Mở đại lý sơn cần vốn bao nhiêu?

Không chỉ mở đại lý sơn mà trước khi kinh doanh mặt hàng nào, bạn cũng cần phải có một nguồn vốn nhất định. Lượng vốn ban đầu này phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tài chính của bạn, quy mô đại lý mà bạn muốn mở, chính sách chiết khấu của nhà cung cấp…Nhưng tựu chung thì số vốn đầu tư ban đầu để mở đại lý sơn là khá lớn.
Nếu như đã có một nguồn vốn kha khá, bạn có thể trở thành đại lý sơn cấp 1 để nhận được nhiều ưu đãi hơn từ hãng sơn. Theo kinh nghiệm của các chủ cửa hàng cho biết, nếu mở đại lý sơn cấp 1 thì cần một số vốn từ 100 – 200 triệu đồng. Trong khi đó, nếu chỉ mở đại lý sơn cấp 2 thì chi phí đầu tư ban đầu sẽ rơi vào khoảng từ 30 – 100 triệu đồng.

Các loại vốn mà chủ đại lý sơn cần biết là:

Vốn nhập hàng ban đầu: Chi phí bỏ ra để mua sơn từ cơ sở sản xuất về đại lý bán, không bao gồm các chi phí khác của đại lý, ước tính rơi vào khoảng 80 – 100 triệu đồng.

Vốn nợ tồn đọng: Phần vốn dự trù khi mở đại lý sơn để phòng ngừa các trường hợp mà khách mua hàng nhưng chịu nợ tiền. Chủ đại lý sẽ chủ động bỏ thêm tiền nhập hàng để duy trì hoạt động của đại lý và chờ khách trả tiền

Vốn sử dụng cho tài sản cố định: Ngoài những chi phí nhập hàng và xử lý nợ đọng, bạn cũng cần có một khoản tiền khoảng 60 – 100 triệu đồng để chi trả cho những chi phí đi kèm khi mở đại lý sơn như tiền thuê mặt bằng bán hàng, lương nhân viên, tiền điện nước, vật tư hao mòn,…
Lời khuyên dành cho các chủ đại lý mới kinh doanh là nên sử dụng các phần mềm quản lý để tối ưu việc quản lý đơn hàng và doanh số được chặt chẽ hơn. Bạn cũng cần lên sẵn các kế hoạch sử dụng, bổ sung, luân chuyển và quay vòng vốn hợp lý và kịp thời.

#5, Chính sách và cơ chế của nhà cung cấp dành cho đại lý sơn

Khi tìm thương hiệu để mở đại lý sơn, bạn cần phải chú ý đến những chính sách cũng như thủ tục mà nhà sản xuất yêu cầu đại lý phải đáp ứng.

Cơ chế chung khi mở đại lý sơn

Đó là bạn phải ký một bản hợp đồng làm đại lý và cam kết doanh số bán hàng trong vòng 1 năm bằng một con số thu về cụ thể sau khi đã khấu trừ hết khác khoản chiết khấu và khuyến mại. Sau khi đã ký kết xong, bạn có thể lấy một số lượng sơn theo quy định của thương hiệu về để bày bán ở đại lý. Đồng thời, hãng sơn phải cung cấp các vật tư hỗ trợ việc kinh doanh của đại lý như biển quảng cáo, bảng giá bán, catalouge màu, cây màu (quạt màu),…

Cơ chế riêng khi mở đại lý sơn
Cơ chế riêng là về việc hãng sơn có máy pha màu hoặc không có máy màu. Với các hãng sơn có cung cấp máy pha màu, chủ đại lý cần đăng ký nhận máy và đặt tiền cọc máy. Với những hãng sơn không có máy pha màu thì bạn chỉ cần nhập sơn theo đơn giá đã quy định.

#6, Bán hàng online thì phải có website

mo dai ly son kinh doanh thanh cong
Nếu muốn mở rộng việc kinh doanh, chủ đại lý nên hướng đến việc xây dựng một trang website hoặc một kênh mạng xã hội để giúp quảng bá sản phẩm rộng rãi và thúc đẩy doanh số.

Trên đây là một số kinh nghiệm mở đại lý sơn giúp người mới kinh doanh hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc hay như cầu mở đại lý sơn, vui lòng liên hệ ngay với Intoc Paint để được tư vấn thêm.