Quy Trình Sơn Tĩnh Điện

son-tinh-dien
Rate this post

Với sự xuất hiện của công nghệ phun sơn tĩnh điện, các sản phẩm hay bề mặt cần sơn trở nên gọn ghẽ, sạch đẹp hơn rất nhiều, giúp khách hàng giảm tối đa lượng sơn thừa. Nếu biết áp dụng quy trình sơn tĩnh điện đúng tiêu chuẩn học hỏi từ kinh nghiệm của các chuyên gia, kỹ sư xây dựng thì chắc chắn bạn sẽ có thể tiết kiệm được tương đối nguồn tài chính cho gia đình cũng như nâng tầm vẻ đẹp của các sản phẩm cần sơn.

#1, Sơn tĩnh điện là gì?

Trước khi tìm hiểu về quy trình sơn tĩnh điện bạn cần hiểu khái niệm sơn tĩnh điện là gì. Sơn tĩnh điện là việc phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt các chi tiết cần che phủ. Có 02 loại chất dẻo phổ biến là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn. Các loại nhựa nhiêt dẻo là các chất hình thành một lớp phủ mà không cần phải trải qua quá trình biến đổi cấu trúc phân tử (như polyetylen, polypropylene, nylon, polyvinyclorua và nhựa nhiệt dẻo polyyeste). Các loại nhựa nhiệt rắn xếp chéo qua nhau tạo ra một lớp màng vĩnh cửu chịu nhiệt và sẽ không bị tan chảy lại (epoxy, hybrit, uretan polyester, acrylic, polyester triglycidyl isoxyanuric (TGIC)).

Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột và khi sử dụng nó sẽ được tích một điện tích (+) khi đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng giữa bột sơn và vật sơn.

#2, Ưu điểm của công nghệ sơn tĩnh điện

– Về kinh tế

+ Quy trình sơn tĩnh điện dễ dàng tự động hoá tiết kiệm được chi phí nhân công. (dùng hệ thống phun sơn bằng súng tự động).

+ 99% lượng sơn tĩnh điện được sử dụng triệt để (bột sơn dư trong quá trình phun sơn tĩnh điện được thu hồi để sử dụng lại).

+ Không cần sơn lót

+ Làm sạch dễ dàng những khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn hay do phun sơn không đạt yêu cầu.

+ Tiết kiệm thời gian hoàn thành sản phẩm

– Về đặc tính sử dụng

+ Dễ dàng vệ sinh khi bột sơn bám lên người thực hiện thao tác hoặc các thiết bị khác mà không cần dùng bất cứ loại dung môi nào như đối với sơn nước.

+ Không sử dụng dung môi: không gây ô nhiễm môi trường

+ Ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau (công nghiệp hàng không, công nghiệp hàng hải, công nghiệp xây dựng…)

– Về chất lượng

+ Tuổi thọ thành phẩm lâu dài (> 5 năm)

+ Độ bóng cao

+ Không bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết.

+ Màu sắc phong phú và có độ chính xác …

+ Và còn rất nhiều ưu điểm khác nữa mà chính người sử dụng trong quá trình ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện sẽ nhận thấy.

#3, Quy trình sơn tĩnh điện

Bước 1: Chuẩn bị/xử lý bề mặt trước khi sơn

– Đọc tài liệu

Đầu tiên, đọc – hiểu tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn trước khi sử dụng sơn tĩnh điện của từng hãng sản xuất là điều cần thiết.

Kiểm tra: Hãng sơn, mã sơn, chủng loại, nhiệt độ sấy (Nhằm chỉnh lại nhiệt độ lò sấy)

– Kiểm tra bể xử lý hóa chất

Hệ thống các bể hóa chất bao gồm các bể sau:

1. Bể chứa hóa chất tẩy dầu mỡ.

2. Bể chứa axit tẩy rỉ sét, thông thường là H2SO4 hoặc HCl.

3. Bể rửa nước sạch.

4. Bể chứa hóa chất định hình bề mặt.

5. Bể chứa hóa chất Photphat hóa bề mặt.

6. Bể thụ động hóa sản phẩm.

7. Bể rửa nước sạch.

Các bể này được xây và phủ nhựa Composite.

Kiểm tra hóa chất hàng ngày, xử lý hóa chất đúng quy trình, đạt chất lượng.

Kiểm tra nồng độ hóa chất trong bể xử lý mỗi đầu giờ buổi sáng/chiều, nếu thiếu phải châm thêm.

* Lưu ý: Phải ghi chép số liệu rõ ràng. Kiểm tra kế hoạch thực hiện trong ngày rõ ràng.

– Xử lý làm sạch vật liệu trước khi sơn

Phân chia các mặt hàng sơn tĩnh điện theo từng mẻ, chất liệu, màu sắc, đơn hàng.

Xếp sản phẩm vào lồng sao cho sản phẩm không bị ép sát vào nhau, che khuất, không bị bí khí, thoát nước dễ dàng.

Sản phẩm sơn được đựng trong các rọ làm bằng lưới thép không rỉ, di chuyển nhờ hệ thống balang điện qua các bể theo thứ tự trên.

* Lưu ý: Tuân thủ đúng thời gian: Ngâm không Thừa và không Thiếu. Trong thời gian ngâm sản phẩm trong bể hóa chất, sản phẩm phải được Nâng lên và Hạ xuống ít nhất 2-3 lần.

– Sấy khô vật liệu

Sản phẩm sau khi xử lý, đặt ra ngoài sao cho nước bên trong chảy hết ra ngoài, làm khô bằng quạt, nắng tự nhiên hoặc lò sấy khô. (Sấy tối đa ở nhiệt độ 120oC trong 10-15 phút).

Lò sấy khô sản phẩm có chức năng sấy khô hơi nước để nhanh chóng đưa sản phẩm vào sơn. Thông thường lò sấy có dạng hình khối. Sản phẩm được treo trên xe gồng và đẩy vào lò. Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là Gas.

Sản phẩm sau khi xử lý phải để nơi khô, thoáng, không bị nước, hóa chất nhiễm vào.

Sản phẩm sau khi vệ sinh, chưa sơn liền phải: Che, đậy. gọn gàng.

Bước 2: Phun Sơn

– Buồng sơn

Do đặc tính của sơn tĩnh điện bột là dạng sơn bột, nên khả năng bám dính của sơn lên bề mặt kim loại là nhờ lực tĩnh điện, chính vì vậy mà buồng phun sơn còn đóng một vai trò quan trọng là thu hồi lượng bột sơn dư, bột sơn thu hồi được trộn thêm vào bột sơn mới để tái sử dụng. Phần thu hồi này là đặc tính kinh tế ưu việt của sơn tĩnh điện mà chúng tôi đã nhắc đến bên trên.

Buồng phun sơn có 2 loại:

Loại 1 súng phun: (buồng phun đơn): Sử dụng 1 súng phun, vật sơn được treo, móc bằng tay vào buồng phun.

Loại 2 súng phun (buồng phun đôi, buồng phun đối xứng): Vật sơn di chuyển trên băng tải vào buồng phun, 2 súng phun ở 2 phía đối diện phun vào 2 mặt của sản phẩm. Để sơn và thu hồi bột sơn, ta cần có thiết bị phun sơn tĩnh điện, và một hệ thống cấp khí gồm máy nén khí và máy tách ẩm.

– Xếp sản phẩm vào buồng sơn

Để tiến hành quá trình phun sơn tĩnh điện tất cả những sản phẩm trước khi treo lên băng tải đều phải được kiểm tra: Bề mặt cơ khí, bề mặt xử lý hóa chất, móc treo…..

Dùng khí nén xịt sạch bề mặt sản phẩm. Hướng xịt bụi phải quay ra ngoài, không hướng vào mặt người khác hoặc quay vào phòng sơn.

Vị trí móc treo sản phẩm cần chú ý, nhằm không để lại dấu móc sau khi sơn/sấy.

Móc treo sản phẩm phải đủ chắc, sạch dẫn điện tốt.

Sản phẩm giống nhau treo lên cùng 1 lúc, khoảng cách những sản phẩm tối thiểu 100-200 mm, tùy theo kích thước sản phẩm.

Quan sát sản phẩm trước khi sơn, chỉ treo những sản phẩm đạt yêu cầu lên băng tải.

– Tiến hành quá trình phun sơn tĩnh điện

Kiểm tra thiết bị phun: súng sơn, vòi phun, điện, hơi, tiếp mát, quạt hút buồng phun, đèn chiếu sáng,… trước khi tiến hành phun sơn.

Tay súng sơn (GUN) luôn luôn Vuông góc với vật cần sơn, khoảng cách từ súng sơn tới vật cần sơn: 10-15 cm đối với phun tay, 20-25 cm đối với súng phun tự động.

Đối với phun sơn thủ côn (phun tay): Sơn góc cạnh trước, sơn mặt phẳng sau; Sơn phía dưới trước, sơn phía trên sau.

* Trong quá trình phun sơn, phải lưu ý hướng phun, không phun vào mặt người đối diện

Bước 3: Sấy sơn

Sau khi phun sơn, sản phẩm được đưa vào lò sấy. Nhiệt độ sấy: 180 độ C – 200 độ C trong 10 phút. Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là Gas.

Kiểm tra kỹ trước khi đóng lò sấy, sản phẩm cần chắc chắn, gọn gàng và ngăn nắp.

Xếp sản phẩm vào lò sấy cẩn thận không va chạm, đụng vào bề mặt đã sơn.

Các tiêu chí một lò sấy sơn cần có:

Lò sấy an toàn, ổn định, độ bền cao.
Vật sơn bảo đảm sấy đủ nhiệt theo yêu cầu của từng loại sơn.

Hệ số cách nhiệt cao, hiệu suất sử dụng nhiệt tối ưu.

Lò sấy phù hợp công suất và nhu cầu thực tế.

Đơn giản trong vận hành, dễ thay thế, dịch vụ bảo hành bảo trì uy tín.

Bảo đảm các tính năng kiểm soát nhiệt, và an toàn cao.

Bước 4: Kiểm tra, đóng gói sản phẩm

Kiểm tra sản phẩm sau khi sơn: Màu sắc, độ đồng đều, độ bám dính, độ sơn phủ kín…

Đóng gói: Xác định cách đóng gói trước khi đóng, Chỉ đóng gói những sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Công việc kiểm tra và đóng gói thành phẩm tùy vào từng loại mặt hàng và nhu cầu thực tế.

Tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất ở đây là bố trí mặt bằng cho các hệ thống sơn tĩnh điện có công suất lớn.

Bằng việc bố trí hệ thống sơn tĩnh điện hợp lý, đúng khoa học trên mặt bằng nhà xưởng, công việc kiểm tra đóng gói sẽ thuận tiện hơn. Đặc biệt với các hệ thống gia công sơn tĩnh điện có công suất lớn và tính tự động hóa cao, việc bố trí mặt bằng hợp lý sẽ nâng cao công suất vận hành, tiết kiệm tối đa diện tích sản xuất.

Với quy trình sơn tĩnh điện tiêu chuẩn mà chúng tôi cung cấp thông tin hy vọng bạn sẽ có được kiến thức cơ bản để tiến hành sơn đạt kết quả tốt nhất. xem thêm báo giá sơn