Cạnh tranh khốc liệt ngành sơn: chỉ dựa vào kênh phân phối là không đủ

Rate this post

class=”sapo”>Kênh phân phối – quân át chủ bài để cạnh tranh trong ngành sơn – đang bị tận dụng triệt để và có nguy cơ bão hòa. Vậy giữa thị trường cạnh tranh khốc liệt, đâu sẽ là lợi thế mới giúp các doanh nghiệp tăng doanh thu?

class=”sapo”>Trong những năm gân đây, ngành sơn đã có những bước phát phát triển ấn tượng. Ngoài những “ông lớn” như Jotun, Dulux, Nippon Paint, 4 Oranges, nhiều nhãn hiệu vừa và nhỏ như Intoc, Galaxy, PaintPro, Petrolimex…cũng đang vươn lên mạnh mẽ. Các doanh nghiệp ngành sơn đang cần nỗ lực hơn bao giờ hết để giành lấy khách hàng.

Trong ngành sơn, kênh phân phối là xương sống để đảm bảo doanh thu bền vững, là tiền tuyến tác động trực tiếp vào quyết định mua của khách hàng. Do đó các doanh nghiệp dành rất nhiều nỗ lực xây dựng 1 hệ thống phân phối vững chắc gồm các đại lý sơn, thợ thầu, thợ sơn, chủ đầu tư… Tuy nhiên ngày nay, cuộc chiến ngành sơn không còn chỉ diễn ra tại điểm bán mà đã bắt đầu từ trước đó: trong tâm trí khách hàng thông qua nhiều kênh quảng cáo đa dạng.

Hãy theo dõi câu chuyện dưới đây để hiểu quảng cáo tác động đến “hành trình” mua hàng của một người dùng tiêu biểu như thế nào:

Chị Linh năm nay 30 tuổi, đã có gia đình với 1 con nhỏ. Vợ chồng chị thu thập mỗi tháng khoảng 40 triệu và hiện đang thuê 1 chung cư nhỏ tại khu Giảng Võ. Chị thường bắt gặp quảng cáo của các hãng sơn trên TV vào giờ cơm tối, hoặc biển quảng cáo ngoài trời trên đường đi làm, về thăm quê hay ra sân bay. Dù vậy, chị chỉ có thể nhớ được vài cái tên lớn như Dulux, Nippon hay Jotun.

Năm nay, vợ chồng chị đã tiết kiệm đủ tiền để mua một căn hộ chung cư tầm trung. Trong khi tìm hiểu về các dự án BĐS, nhiều lần chị thấy xuất hiện quảng cáo của hãng sơn 4 Oranges nên chú ý đến. Sẵn đang có nhu cầu sơn nhà, lại thêm thông điệp quảng cáo rất hấp dẫn, đánh trúng vào nhu cầu và những băn khoăn hiện tại, chị liền click vào xem thử. Ngày hôm sau, chị lên các trang tin thường ngày hay đọc (dantri, kenh14, afamily…) thì “tình cờ” xem được một số bài viết rất hữu ích về việc sơn nhà như: tư vấn cách chọn mua sơn, chọn màu sơn theo phong thủy, cách trang trí nhà cửa theo từng màu sơn…

Chị cũng chủ động tìm hiểu nhiều hơn về tính năng, giá cả, chất lượng của các hãng sơn, đặc biệt là nhãn 4 Oranges mà chị thường bắt gặp gần đây. Thiện cảm của chị Linh với hãng sơn này càng tăng thêm khi tham khảo trên các diễn đàn, chị đọc được rất nhiều lời khen về chất lượng và màu sắc của nhãn sơn này. Cuối cùng, chị quyết định chọn mua 4 Oranges và còn tính rõ lượng sơn cần mua là bao nhiêu, chọn đội thợ nào để thi công trước khi ra cửa hàng sơn để mua.

Đó chỉ là một trong rất nhiều ví dụ quảng cáo ảnh hưởng đến quyết định mua của một khách hàng như thế nào trong ngành sơn. Quảng cáo truyền hình và ngoài trời có vai trò “gieo” ấn tượng đầu tiên về tên thương hiệu vào tâm trí người tiêu dùng. Trong khi quảng cáo online sẽ giúp lọc ra những khách hàng có nhu cầu thực sự để cung cấp thông điệp và thông tin phù hợp, thúc đẩy họ ra quyết định mua hàng.

Câu hỏi đặt ra là giữa hàng trăm ngàn người đang lướt web hằng ngày, làm thế nào nhà quảng cáo chọn ra đúng tập khách hàng đang có nhu cầu? Một số công ty quảng cáo với mạng lưới truyền thông rộng lớn (VD như Admicro) sử dụng Big data để phân tích hành vi người dùng và lọc ra nhóm khách hàng tiềm năng, chẳng hạn nhóm phụ nữ đang quan tâm đến BĐS, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất….

Khi đã có tập dữ liệu, các công ty này áp dụng giải pháp Marketing thích ứng (adaptive marketing) để đưa ra nhiều thông điệp phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau, cung cấp thêm thông tin về sản phẩm cho những ai thể hiện hành vi quan tâm đến thương hiệu. Ngoài ra, với khả năng xuất dữ liệu báo cáo quảng cáo trong thời gian 80 milliseconds (tại Admicro), doanh nghiệp có thể thay đổi nhanh chóng thông điệp và chiến thuật khi thấy không hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí và tác động vào hành vi khách hàng kịp thời.

Các công nghệ quảng cáo mới cũng cho phép marketers tích hợp nhiều kênh quảng cáo để tác động vào khách hàng theo chiều sâu như quảng cáo hiển thị trên thiết bị (desktop và mobile), bài PR, facebook và forum seeding. Nhiều loại hình quảng cáo Performance based (quảng cáo tính theo hiệu suất) được giới thiệu để giúp doanh nghiệp tác động tốt hơn vào quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Bạn đã thấy quảng cáo có sức ảnh hưởng như thế nào qua câu chuyện trên? Như vậy, bằng việc áp dụng quảng cáo một cách hiệu quả, các doanh nghiệp sơn có thể chủ động trong trận chiến tranh giành vị thế trong tâm trí khách hàng, thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm của mình ngay từ rất sớm. Với sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành sơn, các doanh nghiệp cần phải nhanh tay tận dụng công nghệ quảng cáo mới nhất để đi trước đối thủ.