Sơn công nghiệp

son cong nghiep
5/5 - (1 vote)

Hiện nay, sơn công nghiệp được sử dụng khá rộng rãi trên thị trường. Cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về sơn công nghiệp để có thể sử dụng nó đúng mục đích và đem lại hiệu quả cao.

ATTACHMENT DETAILS son-cong-nghiep-2.jpg August 10, 2019 35 KB 458 by 316 pixels Edit Image Delete Permanently Alt Text Describe the purpose of the image (opens in a new tab). Leave empty if the image is purely decorative.Title
Sơn công nghiệp là các loại sản phẩm làm đẹp, trang trí và bảo vệ bề mặt trong môi trường công nghiệp khắc nghiệt. Những bề mặt thường sử dụng sơn công nghiệp gồm: sắt thép, nền bê tông, tôn mái nhà, tường xi măng… Tùy vào bề mặt sơn khác nhau cũng như môi trường sẽ có những loại sơn chuyên biệt, phù hợp nhất để đem lại giá trị sử dụng cao.
Một số loại sơn thường được sử dụng và có tên gọi tùy thuộc công dụng của nó như sơn chống rỉ, sơn tàu biển, sơn chống cháy, sơn chịu nhiệt, sơn xe ô tô, sơn chống axit…

#2, Thành phần của sơn công nghiệp

Như đã nêu ở trên, sơn công nghiệp có rất nhiều loại tùy thuộc vào công dụng của nó. Tuy nhiên, dù khác nhau về công dụng nhưng thành phần chung của sơn công nghiệp cơ bản bao gồm chất kết dính, bột màu, phụ gia, chất độn và dung môi. Trong đó, chất kết dính là chất tạo màng giúp màu sơn bám chặt hơn vào bề mặt và khó bong tróc hơn. Bột màu vô cùng đa dạng tạo nên một kho tàng các loại màu khác nhau cho thẩm mỹ riêng của mỗi đối tượng sử dụng.
Chất độn trong thành phần sơn công nghiệp có vai trò giúp tăng độ cứng, độ bóng của màng sơn cũng như kiểm soát độ lắng, thời gian khô màu của sơn để đạt được tiêu chuẩn phù hợp nhất.
Sơn công nghiệp với màng dẻo, độ cứng, cùng hệ thống bảng màu đa dạng và khả năng bám dính cực cao sẽ giúp chống lại sự tác động và bào mòn của môi trường tự nhiên và tác động của con người lên bề mặt đã sơn. Bên cạnh đó, nó còn được sử dụng trên nhiều bề mặt với chất liệu khác nhau như bê tông, gỗ, kim loại… đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của thị trường.

#3, Có những sản phẩm sơn công nghiệp nào?

ATTACHMENT DETAILS son-cong-nghiep-2.jpg August 10, 2019 35 KB 458 by 316 pixels Edit Image Delete Permanently Alt Text Describe the purpose of the image (opens in a new tab). Leave empty if the image is purely decorative.Title
Gọi là sơn công nghiệp nhưng loại sơn này không chỉ sử dụng trong công nghiệp mà còn được sử dụng khá rộng rãi trong các công trình thương mại và dân dụng.
Sơn công nghiệp cung cấp rất nhiều các sản phẩm khác nhau, phù hợp với các loại bề mặt cũng như công dụng của từng đối tượng. Trên thị trường hiện nay có một số loại sơn công nghiệp như:

#4, Sơn kết cấu thép

Đây là loại sơn chuyên dùng cho kim loại và sắt thép. Nó được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp vừa và nặng với tác dụng trang trí, bảo vệ hệ thống máy móc cũng như sơn kết cấu tàu biển như mạn tàu, boong tàu… Sơn kết cấu thép giúp bảo vệ các chi tiết sắt thép trước sự tác động và ảnh hưởng của môi trường ví dụ như nước biển, chịu được hóa chất, chịu ăn mòn…

#5, Sơn dầu

Là loại sơn một thành phần gốc Alkyd với đặc tính nổi trội là có độ bám dính và độ phủ cao, khả năng chống thấm, kháng nước, chống vi khuẩn, nấm mốc cao. Loại sơn này được sử dụng phổ biến cho các vật dụng bằng gỗ, kim loại như bàn ghế, tủ gỗ, tủ sắt, cửa cổng sắt…
Bên cạnh đó, một ưu điểm không thể không nhắc đến của sơn dầu chính là màu sơn phong phú, đa dạng, đẹp và bền màu với thời gian. Do đó, các vật dụng sau khi được sơn dầu không chỉ đẹp về hình thức mà còn có khả năng chống lại các tác động của môi trường bên ngoài một cách tối ưu.
Tuy có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng sơn dầu cũng có một số nhược điểm như thời gian khô lâu hơn. Quá trình khô của sơn dầu phải trải qua 2 giai đoạn. Ban đầu, một số hỗn hợp trong sơn sẽ bị bốc hơn, chị còn lại chất liên kết và tinh màu. Tiếp theo là giai đoạn 2. Dưới tác động của môi trường, chất liên kết sẽ phản ứng oxy hóa, khô lại và cứng giòn. Đồng thời hoàn thành quá trình khô sơn.
Với những tính năng như trên, sơn dầu là lựa chọn số 1 cho những bức tranh trang trí tường. Chúng sẽ biến cả không gian tường thành những sắc màu trang trí sáng tạo, mang tính đặc trưng cao và vô cùng bắt mắt.

#6, Sơn tĩnh điện

Hay còn gọi là sơn bột tĩnh điện được dùng chủ yếu trong ngành công nghiệp sơn phủ bề mặt của sắt thép kim loại và các loại kim loại màu khác.
Đặc trưng của sơn tĩnh điện là độ bóng cao, độ bám dính tốt, tuổi thọ và màu sắc của lớp sơn bền đẹp với thời gian và trước tác động của môi trường. Nó giúp bảo vệ tối ưu bề mặt khỏi những tác nhân gây rỉ đối với sắt thép.

#7, Sơn chống rỉ

Đây là loại sơn công nghiệp được sử dụng khá rộng rãi trong công nghiệp cũng như các công trình dân dụng hay thương mại. Sơn chống rỉ là loại sơn lót với tác dụng bảo vệ bề mặt sắt thép không bị ăn mòn bởi rỉ sét hay những tác động của môi trường tự nhiên. Loại sơn này không quá đẹp, không đa dạng màu sắc cũng như độ bóng không cao nên người ta thường sơn thêm một lớp sơn dầu bên ngoài để trang trí.
Sơn chống rỉ có 2 loại là sơn chống rỉ gốc dầu và sơn chống rỉ Epoxy dành cho máy móc, sắt thép các loại.

#8, Sơn phản quang

Là loại sơn chứa các chất tạo màng phản quang. Khi có sự chiếu sáng của ánh đèn hay ánh mặt trời, vật được phủ sơn phản quang sẽ phát sáng. Từ đó, giúp cho người từ xa có thể dễ dàng quan sát và phát hiện. Cũng nhờ tác dụng vượt trội như vậy, sơn phản quang được ví như ngọn đèn trong đêm.

#9, Sơn Epoxy sàn nhà xưởng

Đây là tên gọi chung cho các sản phẩm sơn Epoxy 2 thành phần dùng để phủ bề mặt các loại sàn bê tông như sàn tầng hầm, sàn nhà xưởng, sàn thể thao…

#10, Sơn mạ kẽm

Đây là loại sơn công nghiệp chuyên dùng để sơn lên các ống kẽm, ống thép mạ kẽm hoặc những sản phẩm có bề mặt là kẽm. Sơn mạ kẽm được chia thành nhiều loại khác nhau với những chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Tùy vào nhu cầu sử dụng, người ta sẽ chọn ra loại sơn thích hợp nhất để đem lại hiệu quả cao.

#11, Sơn chịu nhiệt

Đây là sản phẩm đặc thù của sơn công nghiệp nói riêng cũng như ngành sơn nói chung. Sơn chịu nhiệt có nhiệm vụ và chức năng chịu nhiệt để bảo vệ đồ vật, máy móc… Nhiệt ở đây có thể là nhiệt lượng tỏa ra từ các bộ phận buồng đốt và giảm nhiệt lượng thoát ra bên ngoài môi trường.
Bên cạnh đó, sơn chịu nhiệt còn có tác dụng chống ăn mòn sắt thép do nhiệt lượng gây ra, bảo vệ thiết bị, bề mặt một cách tối ưu.

#12, Sơn chống cháy

Là một trong những loại sơn công nghiệp được sử dụng khá rộng rãi và ngày càng chiếm vị trí cao trên thị trường. Sơn chống cháy là loại sơn được cấu tạo bởi hợp chất Acrylic, vỏ trấu hoặc cấu tạo bởi Epoxy và các loại phụ gia hóa chất. Sơn chống cháy được phủ lên bề mặt vật liệu để bảo vệ kết cấu sắt thép, bê tông, tránh những tác động không mong muốn từ lửa. Nó giúp các kết cầu chịu được nhiệt độ cao và lâu hơn khi xảy ra cháy nổ, giúp kéo dài thời gian để lực lượng cứu hỏa kịp thời đến.
Ngoài những loại sơn kể trên, sơn công nghiệp còn khá nhiều loại sơn khác tùy vào tính chất, tác dụng khác nhau. Như vậy, bài viết trên đây đã giới thiệu cho bạn những thông tin cơ bản về sơn công nghiệp, khái niệm, cấu tạo cũng như những loại sơn được sử dụng phổ biến hiện nay.
Tùy thuộc vào bề mặt cần sơn cũng như tác dụng mà người sử dụng mong muốn, bạn sẽ chọn ra những loại sơn phù hợp nhất để đem lại hiệu quả cao, bảo vệ công trình, đồ dùng được bền đẹp với thời gian.