Vữa Tự Chảy

vua-tu-chay
5/5 - (1 vote)

Là một vật liệu được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng nên vữa tự chảy hay còn gọi là vữa không co đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hoàn thiện kết cấu ngôi nhà, tăng tính vững chắc cho không gian sống của gia đình bạn. Vậy vữa tự chảy là gì, tính năng của chúng ra sao và khi thi công vữa tự chảy cần phải lưu ý điều gì, tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

#1, Vữa tự chảy là gì?

Vữa tự chảy là loại vữa trộn sẵn có đặc tính tự san phẳng, không co ngót chịu được cường độ cao. Vữa tự chảy được chế tạo trên nền cơ bản là gốc xi măng kết hợp phụ gia khoáng hoá và phụ gia nở. Vữa tự chảy không co ngót vừa là vữa dùng sửa chữa vừa có tính năng làm vật liệu chống thấm tốt cho công trình xây dựng như chống thấm sàn mái, chống thấm tầng hầm, các vết nứt trong xây dựng…

vua-tu-chay

#2, Các loại vữa tự chảy trên thị trường

Dòng vừa tự chảy trên thị trường hiện nay có những chủng loại cơ bản thuộc các nhà sản xuất như sau:

  1. Viện Khoa Học Xây Dựng IBST Việt Nam sản xuất các dòng sản phẩm vữa tự chảy hay vữa rót không co ngót mang tên: GM-F, AC grout, victa grout.
  2. Chống thấm Sika có sản phẩm: SikaGrout® 214-11- Vữa rót không co ngót
  3. Vữa rót không co ngót: Lanko High Grade Grout Eco
  4. Vữa không co ngót: Mova Grout

vua-tu-chay-khong-co

#3, Thông số kỹ thuật vữa tự chảy khách hàng cần biết

  • Khối lượng thể tích
  • ~ 1.60 kg/lít (khối lượng thể tích đổ đống của bột)
  • ~ 2.20 kg/lít (khối lượng thể tích của vữa mới trộn)
  • Tỉ lệ trộn (độ sệt có thể chảy được) vữa tự chảy : nước = 1 : 0.140 (theo khối lượng)
  • ~ 3.50 lít nước sạch cho một bao 25

#4, Những tính năng cơ bản của vữa tự chảy

  • Tính năng kỹ thuật vữa tự chảy trong cuộc sống
  • Độ chảy Suttat 24cm, R28 60MPa (M600)
  • Vữa tự chảy có khả năng tự san phẳng khi sử dụng
  • Giúp ổn định kích thước tốt
  • Không chứa Clo, không gây độc hại cho người sử dụng
  • Không tách nước
  • Là dạng hợp chất chế tạo sẵn dễ sử dụng, với công dụng tuyệt vời của vữa tự chảy sẽ giúp giải quyết các vấn đề sự cố về bê tông sàn, bê tông mái, bê tông cầu cống và chống thấm cho các công trình cần tiến độ nhanh nhất.

– Tính năng xử lý trong các sự cố thấm dột

  • Ngoài vấn đề về xử lý sự cố bê tông vữa tự chảy còn có chức năng tuyệt vời trong việc xử lý chống thấm sàn vệ sinh, dùng làm vữa rót các loại cổ ống, hộp kỹ thuật cho các công trình công cộng và hộ gia đình.
  • Với chỉ một lớp mỏng vữa tự chảy giúp các sàn vệ sinh trong các căn nhà ngăn chặn ngay từ đầu việc thấm dột qua lớp bê tông đổ sàn và các cổ trần.
  • Có thể nói thấm dột cổ trần và hộp kỹ thuật trong công trình là vấn đề đau đầu của các gia chủ. Việc sử dụng vữa tự chảy sẽ xử lý dứt điểm việc thấm dột nhà vệ sinh thông qua hệ thống có cổ ống, hộp kỹ thuật và cổ trần.
  • Ngoài ra vữa không co ngót hay vữa tự chảy còn được áp dụng trong việc chống thấm sàn mái hoặc xử lý sự cố thấm ngược từ nền nhà lên chân tường trong nhà.
  • Vữa tự chảy gia cố chân cột, mặt bích, cố định chân máy móc, thiết bị. Trong quá trình sử dụng các thiết bị máy móc vật tư công nghiệp qua thời gian sử dụng xuất hiện độ rơ gây hao mòn máy móc và an toàn lao động trong sản xuất. Để tránh những sự cố an toàn lao động các nhà máy công xưởng thường ghép ván khuân sử dụng vữa tự chảy gia cố lại chân máy và thiết bị.
  • Sử dụng vữa tự chảy sửa chữa các vết nứt cầu, tường, cổ trần, dột bê tông mái, nứt mái….v/v.
  • Sử dụng vữa tự chảy chống rò rỉ, chống thấm hộp kỹ thuật cho công trình, sử dụng vữa tự chảy sửa chữa các vết nứt cầu, tường, cổ trần, dột bê tông mái, nứt mái.

#5, Các ứng dụng của vữa tự chảy

  • Tạo liên kết bền vững giữa các kết cấu bê tông riêng biệt,
  • Liên kết các cấu kiện đúc sẵn trong thi công lắp ghép
  •  Neo máy, thiết bị vào móng, neo các gối cầu
  • Các công việc gia cố và sửa chữa bê tông, xử lý đầu cọc khoan nhồi, cọc ép, tường vây
  • Rót vữa đầu cột và dầm trong thi công top – down, semi top – down
  • Chống thấm tầng hầm,vách bể nước, bể bơi, xử lý lỗ xuyên sàn, tường bê tông

#6, Một số lưu ý khi thi công vữa tự chảy không co GM-F

Trong số các dòng sản phẩm vữa tự chảy bày bán trên thị trường thì vữa tự chảy không co GM-F của Viện KHCN Xây dựng được ưu tiên sử dụng hơn cả cho các công trình xây dựng bởi vì sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, có độ linh động cao, không phân tầng, không tách nước, dễ dàng điền đầy các khe hở nhỏ; có giá thành cạnh tranh cao.

Khi thi công vữa tự chảy GM-F bạn phải lưu ý những vấn đề kỹ thuật sau:

  • Vệ sinh sạch bề mặt bê tông, không để dính bụi, dầu mỡ và các tạp chất bẩn. Sau khi vệ sinh, bão hòa toàn bộ bề mặt bê tông bằng nước sạch, nhưng không được để đọng nước.
  • Khi cần ghép cốp pha rót vữa: ghép cốp pha kín, khít đảm bảo vữa rót không bị chảy ra ngoài. Lau dầu cốp pha tránh vữa dính bám khi dỡ thành cốp pha.
  • Trộn vữa tự chảy GM-F với nước sạch theo tỷ lệ 12% về khối lượng. Trộn bằng máy trộn vữa hoặc máy khoan cầm tay có gắn cánh trộn, 100 kg vữa không co trộn với 12 lít nước. Thêm dần vữa khô vào lượng nước đã lường trước, trộn đều trong vòng 4÷5 phút để hỗn hợp vữa đạt độ đồng nhất. Tỷ lệ pha trộn nước/vữa có thể thay đổi từ 12÷13 % theo khối lượng, đơn vị thi công tự điều chỉnh để hỗn hợp vữa có độ chảy phù hợp nhưng không vượt quá tỷ lệ trên.
  • Trường hợp rót vữa ra sàn: để đảm bảo liên kết tốt giữa lớp vữa tự chảy và sàn bê tông cần thực hiện đầy đủ các bước đục tẩy, tạo nhám, sau đó vệ sinh sạch, làm ẩm toàn bộ diện tích sàn cần rót vữa, có thể sử dụng thêm lớp hồ dầu kết nối để tăng khả năng bám dính (nếu cần), bề dày lớp vữa rót yêu cầu ≥ 2 cm; khi thi công trên sàn có diện tích rộng thì chia ra đổ theo từng khu vực nhỏ, đổ tại nhiều điểm, ở những vị trí có bề dày mỏng có thể san, gạt bề mặt để có được bề dày mong muốn.
  • Trường hợp rót vữa xử lý đầu cọc khoan nhồi: cần cố định các thanh thép cấu tạo, tránh trường hợp khi vữa chưa đông kết các thanh thép bị rung (do tác động ngoại lực, gió, …) gây những vết rạn trên bề mặt vữa.
  • Trong quá trình rót vữa phải đảm bảo dòng chảy của vữa được liên tục, không gián đoạn.
  • Sau khi rót vữa xong, che phủ toàn bộ bề mặt bằng nilon hoặc bạt để dưỡng hộ, tránh hiện tượng mất nước bề mặt. Đặc biệt lưu ý khi thi công trong điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao hay lạnh giá, sương muối phải có biện pháp che phủ bề mặt cấu kiện rót vữa trong toàn bộ thời gian thi công.
  • Dưỡng ẩm bằng cách tưới nước, phủ cát ẩm hoặc phủ bao tải ẩm lên toàn bộ bề mặt ít nhất 03 ngày kể từ lúc vữa bắt đầu đông kết (sau khoảng 4-6 giờ kể từ lúc thi công xong).
  • Dở cốp pha sau 03 ngày kể từ lúc thi công xong.

Trên đây là những thông tin về vữa tự chảy mà chúng tôi muốn cung cấp để mọi người hiểu rõ về vật liệu này và sử dụng hợp lý chúng.