Sơn Chống Thấm Nhà Vệ Sinh

son-chong-tham-nha-ve-sinh-anh1
Rate this post

Nhà vệ sinh sau một thời gian sử dụng thường xảy ra các hiện tượng như thấm nước loang lổ gây bong tróc các mảng tường trông vừa mất tính thẩm mỹ, vừa là môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh sinh sôi nảy nở. Để khắc phục tình trạng trên thì các bạn có thể áp dụng những cách hiệu quả chống thấm như sử dụng sơn chống thấm nhà vệ sinh, lưới chống thấm hay là kéo dính…

#1, Tầm quan trọng của chống thấm nhà vệ sinh

Chống thấm nhà vệ sinh là một trong những công việc quan trọng nhất khi xây nhà, nó quyết định đến chất lượng và độ bền vững của công trình. Rất nhiều những ngôi nhà thường phải sửa chữa lại là do bị thấm nhà vệ sinh, dẫn tới bị thấm trần, thấm tường, ẩm mốc nhà, sàn gỗ, thạch cao….

Chưa nói tới yếu tố chi phí thì việc sửa chữa chống thấm lại nhà vệ sinh gây ra rất nhiều phiền toái, vì khi sửa chữa chống thấm phải tháo dỡ các thiết bị vệ sinh, bồn tắm, đục nền, đảo lộn đến sinh hoạt của gia đình. Vì vậy công tác chống thấm nhà vệ sinh cần chú trọng ngay từ khi nhà mới xây, nên chọn phương pháp tốt để độ bền chống thấm được lâu dài.

#2, Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thấm nhà vệ sinh

  • Là môi trường ẩm thấp và chứa nước trong căn nhà

Nhà vệ sinh thường xuyên diễn ra các hoạt động sinh hoạt của con người và tiếp xúc với nguồn nước. Hệ thống ống dẫn nước cũng không ít ở khu vực này, nên việc rò rĩ, hoặc hỏng ống nước là một tác nhân phổ biến gây ra thấm nhà vệ sinh.

son-chong-tham-nha-ve-sinh-anh8

  • Thấm từ khu vực này sang khu vực khác

Thấm nhà vệ sinh có thể là hệ quả bị gây ra bởi thấm tường nhà, thấm sân thượng, thấm sàn mái,… nếu không kịp thời sửa chữa các vết thấm này. Sau thời gian dài, các vết nước sẽ làm hư hỏng không chỉ kết cấu bên trong, mà còn là vẻ thẩm mỹ bên ngoài như loang lổ, nứt nẻ, bong tróc tường, xuất hiện các vết ố vàng.

  • Thi công sai kĩ thuật

Một số thầu thợ thường thiếu tính chuyên môn hoặc tính toán sai kĩ thuật dẫn đến các lỗi mà sau một thời gian dài sử dụng, mới phát hiện do hậu quả đã xảy ra. Thường gặp nhất ở thấm nhà vệ sinh, các lỗi kĩ thuật bao gồm lắp đặt bồn cầu hay các thiết bị vệ sinh sai kỹ thuật làm nước xả tràn ra miệng ống thoát sau đó thấm xuống nền, điểm đặt thoát sàn nhà vệ sinh không được xử lý đúng kỹ thuật. Các vị trí mạch gạch nền nhà vệ sinh bị bong tạo ra kẽ hở khi xả nước.

son-chong-tham-nha-ve-sinh-anh7

#3, Các phương pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả

  • Sử dụng keo chống thấm nền nhà vệ sinh

Sử dụng keo chống thấm nhà vệ sinh là phương án thi công tiện lợi, mang lại hiệu quả cao. Keo chống thấm là vật liệu chống thấm được tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan có tác dụng ngăn nước tối ưu, có khả năng kết dính cao với bê tông và các loại vật liệu khác. Keo chống thấm thường được kết hợp với vật liệu chống thấm để thi công chống thấm triệt để các vết nứt nền, sàn, tường nhà vệ sinh.

  • Sử dụng lưới chống thấm nhà vệ sinh

Lưới thủy tinh là sản phẩm được dùng chủ yếu cho chống thấm nhà vệ sinh, sàn mái, chân tường nhà…với ưu điểm tạo ra sự liên kết tốt giữa các lớp chống thấm, gia cố thêm cho lớp chống thấm mỏng ở các vị trí xung yếu như các góc chân tường, góc tường, tường khi kết cấu có sự cố lún, nứt, và dao động nhẹ.

son-chong-tham-nha-ve-sinh-anh6

  • Sử dụng màng khò nóng

Màng khò chống thấm tạo ra một lớp màng trên bề mặt để ngăn chặn sự thẩm thấu của nước xuống hạ tầng bên dưới. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại không ít khuyết điểm khiến người sử dụng đắn đo như sự chống thấm không đạt mức toàn diện bởi giới hạn về kích thước màng, nhiều điểm giáp mí, đồng thời màng khò cũng chỉ phát huy tối đa ở những kết cấu nằm ngang như sàn mái. Để sử dụng màng khò, ta cần phải sử dụng khí ga để đốt cháy mặt tấm mới dán được lớp màng xuống bề mặt sàn, chính điều này cũng gây ra tác hại không nhỏ cho môi trường cũng như bản thân người thi công, dễ gây cháy nổ.

  • Sử dụng chất chống thấm

Chất chống thấm được cấu tạo từ các gốc kỵ nước với khả năng phản ứng đóng rắn với xi măng rất cao, chất chống thấm được phân tán trong môi trường nước nên dễ dàng thẩm thấu vào sâu bên trong các mao quản bề mặt lớp vữa, bê tông. Đồng thời đóng rắn chặt lại bít hết toàn bộ các lỗ trống bằng các gốc kỵ nước, tạo nên một lớp chống thấm vững chắc và có độ bền cao theo thời gian. Thi công được cho các bề mặt kết cấu phức tạp, nhiều chi tiết vẫn thi công dễ dàng, phương pháp thi công chất chống thấm rất đơn giản tiết kiệm, không ô nhiễm môi trường mà mang lại hiệu quả chống thấm cao nhất.

son-chong-tham-nha-ve-sinh-anh5

  • Sử dụng sơn chống thấm

Trong một ngôi nhà, vị trí nhà vệ sinh, nhà tắm chính là nơi thường xuyên gặp tình trạng ẩm ướt nhất. Vì thế, việc chống thấm cho nhà vệ sinh đòi hỏi phải làm đúng trình tự và cẩn trọng nhất. Lựa chọn sơn chống thấm nhà vệ sinh phù hợp cũng là một trong những bước xác định quan trọng nhất của công tác chống thấm nhà vệ sinh.

Sơn chống thấm vốn bao gồm rất nhiều loại: từ hợp chất chống thấm pha xi măng, phụ gia chống thấm, dung dịch chống thấm tinh thể thẩm thấu, chất chống thấm tạo màng, hợp chất chống thấm 2 thành phần, vữa chống thấm, màng chống thấm, keo chống thấm….Mỗi loại chống thấm lại có cách thi công và tác dụng khác nhau.

#4, Quy trình xử lý chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả

Bước 1: Xử lý chống thấm hộp kỹ thuật và cổ ống thoát nước nhà vệ sinh

Đây là khu vực dẫn nước trực tiếp nên đòi hỏi phải xử lý khôn khéo và cẩn thận. Đây cũng là công đoạn đầu tiên của việc chống thấm nhà vệ sinh. Muốn chống thấm nhà vệ sinh triệt để đòi hỏi gia chủ phải chú trọng ngay từ đầu. Thay vì nhờ thợ xây xử lý chống thấm, hãy tìm những đội thợ thi công sơn chống thấm chuyên nghiệp.

son-chong-tham-nha-ve-sinh-anh4

Đầu tiên hãy đục tẩy miệng các cổ ống theo hình miệng loa, rửa sạch miệng cổ ống bằng nước sạch. Sau đó chèn kín cổ ống. Sử dụng phụ gia chống thấm (CT-11B, CCP Latex HC hoặc Sika Latex TH) trộn với xi măng và nước sạch để xử lý phần miệng ống và cổ ống.

Tiếp theo hãy sử dụng loại vữa tự chảy không co ngót (AC Grout hoặc Sika Grout) trộn với nước sạch và đổ quanh cổ ống. Bảo dưỡng cổ ống bằng nước sạch, tránh bị nứt.

Bước 2: Xử lý chân tường bao quanh nhà vệ sinh

Hãy chú ý các khu vực chân tường bao quanh nhà vệ sinh. Đây là vị trí nếu bị thấm sẽ dẫn đến việc lây lan ra toàn bộ khu vực tường bao khiến toàn bộ ngôi nhà sẽ bị ảnh hưởng và xuống cấp nhanh chóng.

son-chong-tham-nha-ve-sinh-anh3

Đầu tiên hãy sử dụng hỗn hợp cát + xi măng để trát bo dốc chân tường. Nếu sàn nào cần lấy cốt gạch thì không cần trát dốc quá mà chỉ cần sàn và tường phẳng để lưới thủy tinh chân không bị gập và gồ ghề.

Sau khi chân tường đã được trát bo dốc, sử dụng phụ gia chống thấm (Ccp Latex HC hoặc Sika Latex TH) trộn với xi măng và nước sạch để tiến hành thi công lưới thủy tinh dán gia cố trân tường.

Bước 3: Xử lý bề mặt sàn nhà vệ sinh

Sàn nhà vệ sinh là vị trí chiếm nhiều diện tích nhất. Để chống thấm bề mặt sàn vệ sinh chuẩn nhất hãy sử dụng các hợp chất chống thấm dạng thẩm thấu. Hợp chất chống thấm Water Seal DPC là 1 điển hình cho chất chống thấm không màu dạng tinh thể lỏng thẩm thấu.

son-chong-tham-nha-ve-sinh-anh2

Phun toàn bộ sàn, chân tường bằng chất chống thấm thẩm thấu gốc nước Water Seal DPC với định mức 0,5 lít/ m2.

Bước 4: Hoàn thiện bề mặt sàn vệ sinh

Với khu vực thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước như bề mặt sàn nhà vệ sinh, thì nguy cơ xảy ra thấm là rất cao. Đặc biệt là tại các khu nhà chung cư cao tầng, nước từ các vòi xả xuống, hơi nước từ vòi hoa sen sẽ làm cho sàn nhà vệ sinh dễ bị thấm dột gây nứt tường, ẩm ướt là môi trường lý tưởng của các loại vi sinh vật như rêu, nấm mốc sinh sôi tác động xấu đến sức khỏe con người.

Để tránh làm ảnh hưởng đến cấu trúc tổng thể của ngôi nhà thì bạn cần phải có biện pháp “sơn chống thấm sàn vệ sinh” ngay trước khi hoàn thành xây dựng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sơn chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả như Jymec, Kova… cho bạn lựa chọn chống thấm nhà vệ sinh.

Cũng trong bước này bạn cần sử dụng thêm các loại vữa chống thấm tạo màng đàn hồi 2 thành phần để quét hoàn thiện. Một số loại vữa chống thấm có thể là Mortar R, Sika Top Seal 107,…

Nếu nhà vệ sinh của bạn đang gặp vấn đề trên và bạn đang muốn xử lý để “cứu chúng cũng như cứu mình” thì tốt nhất là nên sử dụng các loại sơn chống thấm nhà vệ sinh và áp dụng ngay vài mẹo xử lý chống thấm mà chúng tôi đã gợi ý. xem thêm báo giá sơn intoc