Phụ Gia Chống Thấm

phu-gia-chong-tham
Rate this post

Trong xây dựng, việc chống thấm cho công trình luôn được đề cao nếu muốn bảo vệ và tăng tuổi thọ sử dụng và phụ gia chống thấm chính là một loại vật liệu hiệu quả mà những kiến trúc sư không thể bỏ qua. Phụ gia chống thấm là gì, tác dụng của chúng cụ thể đối với công trình xây dựng như thế nào, chúng tôi sẽ tổng hợp ngay dưới đây.

#1, Phụ gia chống thấm là gì?

Phụ gia chống thấm là một loại vật liệu chống thấm quan trọng được sử dụng phổ biến trong các biện pháp thi công chống thấm. Phụ gia chống thấm thường làm từ các loại vật liệu có cấu tạo hạt nhỏ mịn. Mang tính Pozzolanic có thể phản ứng với Hydroxide canxi được giải phóng trong quá trình thủy hóa xi măng. Từ đó tạo ra thành phần có tính liên kết chống thấm như xi măng chèn vào các lỗ trống. Phụ gia chống thấm có thể là dạng lỏng, bột hoặc hồ và có khả năng chứa vật liệu để lấp kín lỗ rỗng hoặc những vật liệu kỵ nước.

phu-gia-chong-tham 2

#2, Thành phần cấu tạo của phụ gia chống thấm

Phụ gia chống thấm có thể tồn tại dưới dạng bột, hồ hay dạng lỏng. Đây là loại vật liệu bao gồm silicat của sôđa, nhôm sunfat hay kẽm sunfat, nhôm clorua và kẽm clorua có tính pozzolanic. Chúng có thể phản ứng hydroxide canxi được giải phóng từ sự thuỷ hoá xi măng để tạo ra một thành phần có tính xi măng chèn vào các lỗ trống, nói đơn giản hơn là có khả năng lấp kín lỗ rỗng rất linh hoạt về mặt hoá học.

Ngoài ra, phụ gia chống thấm còn có thêm đá phấn. Tuy đá phấn không có khả năng lấp kín linh hoạt nhưng chúng thường được nghiền mịn để giảm lượng nước trong quá trình thi công, đồng thời làm khối bê tông đặc chắc hơn và tăng cường khả năng chống thấm một cách hiệu quả nhất.

Một số phụ gia chống thấm còn có thêm Butyl strearat – một chất giống như xà phòng nhưng không có khả năng tạo bọt. Butyl strearat đóng vai trò như là chất kỵ nước trong bê tông. Ngoài ra, dầu khoáng không chứa chất béo hay dầu thực vật cũng là những chất được sử dụng trong phụ gia chống thấm để tăng khả năng hiệu quả chống thấm cho công trình.

#3, Tác dụng của phụ gia chống thấm đối với các công trình xây dựng

Hình thành đặc tính chống thấm trong giai đoạn đầu

Như đã biết phụ gia chống thấm có thể chứa vật liệu lấp kín lỗ rỗng hoặc là vật liệu kỵ nước. Vật liệu lấp kín lỗ rỗng có thể là Silicat của Soda, Nhôm Sunfat, Kẽm Sunfat, Nhôm Clorua… Những vật liệu này có tính linh hoạt hóa học cao. Làm tăng tốc liên kết của bê tông. Qua đó hình thành đặc tính chống thấm cao cho bê tông ngay trong giai đoạn đầu.

Phụ gia chống thấm giúp nâng cấp khả năng thi công

Ngoài ra còn có những vật liệu thiết linh hoạt về mặt hóa học trong phụ gia chống thấm như đá phấn được nghiền mịn nhằm nâng cấp khả năng thi công và giảm lượng nước xuống. Những vật liệu này có thể khiến bê tông trở nên chắc chắn và chống thấm.

Vật liệu kỵ nước trong chất phụ gia như Butyl strearat. Một chất cao cấp hơn xà phòng nhưng không tạo bọt. Khiến bê tông có khả năng kỵ nước và chống thấm. Bên cạnh đó, một số loại dầu khoáng không chất béo hoặc dầu thực vật cũng có khả năng tham gia chế tạo bê tông chống thấm.

Ứng dụng cho mọi thi công yêu cầu chống thấm

Về cơ bản, phụ gia chống thấm thường được sử dụng trong mọi ứng dụng thi công xây dựng yêu cầu chống thấm cho bê tông như tường bao, sàn, bể chứa nước, ống nước, đường hầm, hồ chứa… Các vị trí xây dựng này đều có đặc điểm chung là tiếp xúc với môi trường tự nhiên có độ ẩm cao dù lộ thiên hay nằm trong lòng đất.

Bê tông khối và gạch cũng đòi hỏi được sử dụng phụ gia chống thấm để tăng tính liên kết và khả năng ngăn chặn, phòng chống hơi ẩm, nước thẩm thấu vào công trình.

Panel cùng vữa trát nghèo xi măng khi gia nhập phụ gia chống thấm. Không chỉ tăng tính thẩm mỹ cho công trình xây dựng mà còn tăng khả năng chống thấm nữa.

Tăng tuổi thọ, độ bền của công trình

Nếu các kết cấu bê tông yêu cầu trát bề mặt, gạch lót hoặc sơn lót thì bắt buộc phải sử dụng phụ gia chống thấm để tăng tuổi thọ, độ bền của công trình. Hoàn toàn không xảy ra tình trạng vì độ ẩm xuyên thấu mà lớp trát hoặc gạch lót, sơn lót bị bong tróc, nấm mốc,… làm mất thẩm mỹ và độ an toàn của công trình xây dựng.

Qua những thông tin trong bài viết trên, có thể thấy phụ gia chống thấm có tác dụng vô cùng to lớn trong thi công xây dựng hiện đại, không chỉ tăng độ bền tuổi thọ mà phụ gia chống thấm còn góp phần duy trì độ thẩm mỹ của công trình.

Trên thị trường hiện nay có không ít loại phụ gia chống thấm với nguồn gốc xuất xứ và thành phần khác nhau. Để phân biệt một cách rõ ràng những loại phụ gia chống thấm này không phải là việc dễ dàng.

Ưu điểm phụ gia chống thấm

Với thành phần và tác dụng chống thấm như trên bạn không thể phủ nhận những ưu điểm mà phụ gia chống thấm mang tới cho công trình của bạn, đó là:

– Khả năng chống thấm vượt trội

– Tăng tính kết dính cho bê tông

– Hạn chế sự co ngót của bê tông

– Tăng độ đàn hồi

– Chịu được sự mài mòn cao

– Ngăn chặn việc hình thành các vết nứt trên bề mặt sản phẩm,…

– Phụ gia chống thấm thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe con người.

#4, Hướng dẫn sử dụng các loại phụ gia chống thấm

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Làm sạch bề mặt cần thi công để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ hay các tạp chất có khả năng làm giảm độ bám dính của bề mặt.

Bước 2: Pha trộn

Trộn phụ gia chống thấm với nước và xi măng theo tỷ lệ đúng với yêu cầu của nhà sản xuất.

Thường thì tỷ lệ đạt chuẩn là: 1 lít phụ gia chống thấm + 1 lít nước + 4kg xi măng để tạo thành một hỗn hợp sền sệt.

Bước 3: Thi công

Thi công hỗn hợp này với độ dày 1 – 2 mm lên bề mặt và đổ bê tông mới hoặc trát lớp vữa ngay khi lớp kết nối vẫn còn ướt.

Nếu sử dụng phụ gia chống thấm cho sàn nhà thì nên thi công lớp vữa chống thấm ngay khi lớp hồ dầu kết nối còn ướt với tỷ lệ pha trộn là: 1 phần chất phụ gia với 3 phần nước

Lưu ý: Bên trên là tỷ lệ pha trộn thông thường, để hiệu quả chống thấm tốt nhất bạn cần pha trộn hỗn hợp theo đúng tỷ lệ mà sản xuất hướng.

#5, Các loại phụ gia chống thấm phổ biến hiện nay

Phụ gia giảm nước

Đây là loại phụ gia chống thấm truyền thống, có mặt tại thị trường nước ta từ những năm 60 với tính năng giảm nước trong quá trình trộn. Tác dụng của các loại phụ gia này là giúp cải thiện khả năng biến dạng của vữa và bê tông tươi khi bị các phương tiện đầm tác động.

Phụ gia giảm nước thực chất là các sản phẩm hữu cơ với khả năng làm giảm sức căng trên bề mặt và khoảng giữa các mặt của chất lỏng, giúp bôi trơn các hạt xi măng, từ đó giúp các hạt này tách rời nhau ra để tạo điều kiện cho việc làm ướt và thủy hóa.

Các phụ gia này cải thiện khả năng biến dạng của vữa và bê tông tươi dưới tác dụng của phương diện đầm. Phụ gia giảm nước luôn luôn là các sản phẩm hữu cơ có khả năng giảm sức căng trên bề mặt, hoặc ở giữa các mặt của chất lỏng của nước nói riêng. Chúng bôi trơn các hạt xi măng, các hạt xi măng sẽ tách rời nhau. Sự phân tán đó tạo điều kiện cho việc làm ướt và thuỷ hoá.

Có thể kể đến các chất giảm nước phổ biến như:

Lignosulfonat: thực chất là sản phẩm phụ của nước bã giấy, tồn tại dưới dạng chất lỏng hoặc là bột mịn, mịn hơn so với xi măng và tan nhanh trong nước. Chất này cũng được sử dụng làm thành phần của các loại phụ gia khác như: phụ gia cuốn khí, các chất kỵ nước hoặc là chất làm đông cứng.

– Abietat kiềm, xà phòng nhựa, natri hoặc kali.

* Cơ chế tác dụng của phụ gia giảm nước

Phụ gia giảm nước mang lại các tác dụng như sau:

+ Giảm nước do giảm sức căng bề mặt

Khi được trộn vào hỗn hợp bê tông, các phân tử của loại phụ gia này sẽ tan vào dung dịch đó và tiến hành hấp phụ lên bề mặt của các hạt xi măng, đá, cát và các sản phẩm thủy hóa xi măng, sau đó làm giảm sức căng bề mặt giữa pha rắn và lỏng, khiến cho màng nước bao quanh pha rắn bị giảm chiều dày, mang lại độ linh động cao hơn cho hỗn hợp bê tông.

+ Giảm nước do cuốn khí

Đồng thời với quá trình làm giảm sức căng của bề mặt nước, các phân tử của phụ gia sẽ làm tăng mức cuốn khí vào hỗn hợp bê tông thông qua quá trình trộn, tạo ra bọt khí có tác dụng như các đệm, giúp cho các pha rắn trượt lên nhau một cách dễ dàng.

Phụ gia kéo dài thời gian ninh kết

Tác dụng của loại phụ gia này là giúp kéo dài thời gian ninh kết của hỗn hợp bê tông khi chúng ta trộn nó. Mức độ tác dụng của chất này có sự khác nhau, phụ thuộc vào liều lượng sử dụng và tính chất của xi măng.

Khi sử dụng loại phụ gia chống thấm bê tông này thì bạn nên chú ý không cho liều lượng quá lớn vì tác dụng mang lại sẽ giảm đáng kể thời gian ninh kết, bởi dù bạn cho quá tỉ lệ cho phép thì thời gian ninh kết cũng không thể chậm hơn được nữa.

Với những thông tin cung cấp về chất phụ gia chống thấm của chúng tôi, hy vọng bạn có cái nhìn chính xác về tầm quan trọng, tác dụng của loại vật liệu này và không bỏ qua chúng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện nhà cửa. đọc thêm các sản phẩm phụ gia của intoc