Nghiệm Thu Sơn Nước

quy-trinh-thi-cong-son-nuoc
5/5 - (1 vote)

Nghiệm thu sơn nước được coi là một công đoạn quan trọng trong quá trình hoàn thiện ngôi nhà mà những người làm chủ ngôi nhà không thể xem nhẹ nếu muốn có một không gian sống lý tưởng, giữ được tính thẩm mỹ bền lâu nhất. Trên thực tế, không có nhiều người có đủ kiến thức và tầm hiểu biết để có thể giám sát thi công và nghiệm thu tốt nhất. Vì thế, để giúp bạn nắm kỹ được vấn đề này, chúng tôi xin cung cấp tất tần tật thông tin theo quy trình tiêu chuẩn, mời bạn tham khảo.

Xem thêm: http://intoc.vn/bang-bao-gia-son-intoc/

#1, Nghiệm thu sơn nước là gì?

Nghiệm thu sơn nước được hiểu là sau quá trình thi công sơn nước, phủ lên bề mặt tường những lớp sơn để tăng tính thẩm mỹ cũng như bảo vệ bề mặt toàn diện trước những ảnh hưởng của các tác động bên ngoài thì những gia chủ phải tiến hành nghiệm thu xem ngôi nhà của mình có đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật như độ đồng đều về màu sắc, tính thẩm mỹ, bề mặt sơn có chứa bọt bong bóng khí hay không…

nghiem_thu_son_nuoc

#2, Quy trình thi công sơn nước

Để quá trình nghiệm thu sơn nước diễn ra dễ dàng thì trong quy trình thi công sơn nước, bạn cần tiến hành theo 5 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt

quy-trinh-thi-cong-son-nuoc

* Đối với công trình mới:

  • Công trình sau khi mới hoàn thành cần đạt đủ độ khô cần thiết mới có thể cho thi công sơn. Trong điều kiện thời tiết lí tưởng, khô ráo liên tục thì sau khoảng 3 tuần có thể cho thi công sơn được. Thực tế phụ thuộc vào yếu tố thời tiết mà thời gian để tường nhà khô và thi công sơn được có thể kéo dài 2 hoặc 3 tháng.
  • Dùng đá mài vệ sinh bề mặt tường để loại bỏ hết các tạp chất ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp bột bả matit hoặc lớp sơn phủ ( lót kiềm).
  • Vệ sinh lại lần nữa bằng giấy ráp mịn hoặc thô để loại bỏ hết sạn cát còn lại bám trên bề mặt tường, sau đó vệ sinh bụi bẩn.
  • Trước khi tiến hành bả bột matit hoặc thi công sơn lót, nếu bề mặt tường quá khô cần tiến hành làm ẩm qua bề mặt tường bằng cách dùng Rulo lăn với nước sạch hay phun hơi nước dưới dạng sương mù.

* Đối với công trình cũ:

  • Với bề mặt tường cũ trước khi thi công cần tiến hành loại bỏ hết toàn bộ rêu mốc, tạp chất, bụi bẩn và các lớp bột cũ, sơn cũ bị bong tróc bám trên bề mặt.
  • Trong trường hợp bề mặt cần sơn lại còn mới cần dùng đá mài hoặc giấy ráp đánh qua hết toàn bộ bề mặt nhằm tạo chân bám trước khi thi công lớp sơn mới.
  •  Đối với bề mặt tường quá cũ nát, sau khi vệ sinh xong cần tiến hành xối rửa lại bằng nước sạch sau đó để khô mới tiến hành cho thi công.

quy-trinh-thi-cong-2

Bước 2: Sơn chống thấm

  1. Đối với những bề mặt không trang trí hoặc không sơn màu thì cần phải tiến hành sơn chống thấm. Việc sơn chống thấm nhằm bảo vệ cho công trình tránh khỏi tác động của yếu tố mưa ẩm. Đặc biệt là với khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều như ở Việt Nam thì không thể bỏ qua khâu này.
  2. Bề mặt tường trước khi sơn chống thấm cũng cần được vệ sinh qua nhằm làm sạch bề mặt, tăng độ bám dính cũng như tuổi thọ của lớp sơn.
  3. Tiến hành sơn chống thấm lần 1. Khách hàng nên sử dụng sản phẩm sơn chống thấm của các hãng sơn có uy tín trên thị trường như mykolor, Dulux, Kova … không nên sử dụng các sản phẩm không có uy tín thương hiệu trên thị trường, không rõ nguồn gốc, xuất sứ.
  4. Hợp chất chống thấm trước khi thi công cần được hòa trộn với xi măng theo tỉ lệ 1:1 ( 1kg chống thấm : 1 kg xi măng) để tạo ra hỗn hợp chống thấm sau đó cho thi công lần 1. Lưu ý: Hợp chất khi đã pha trộn cần thi công ngay không được để lâu quá 03h.
  5. 02h sau khi thi công lần 1 mới tiến hành cho thi công hoàn thiện lần 2. Việc để cách thời gian vậy nhằm để lớp sơn 1 đạt đủ độ khô cần thiết.
  6. Thi công hoàn thiện lần 2 với cách pha trộn tương tự lần 1. Sau khi thi công xong tiến hành quan sát bằng mắt thường thấy lớp sơn phủ đều trên bề mặt, không có vệt, không bị lệch màu giữa các lớp là đạt.

son-chong-tham

Bước 3: Trét bột matit (có thể có hoặc không)

* Bả, ( trét) lần 1:

  • Lấy bột bả ( trét) trộn với nước sạch theo tỷ lệ thích hợp sau đó trộn ( khuấy) đều đến khi bột đạt tới độ dẻo quánh là thi công được.
  • Tiến hành bả ( trét) bằng dụng cụ thi công chuyên biệt sau đó để khô từ 1-2h trước khi tiến hành bả hoàn thiện lần 2.
    ( Lưu ý: Trước khi tiến hành bả hoàn thiện lần 2 cần loại bỏ hết các gợn, bột vón cụ, sạn có trên bề mặt nhằm tăng độ bám dính cho lần 2. Bột bả sau khi hòa trộn cần phải tiến hành thi công ngay trong vòng từ 1 – 2h, để lâu bột sẽ bị chết).

* Bả ( trét) hoàn thiện lần 2:

  • Sau khi lần 1 đạt đủ độ khô cần thiết ta tiến hành cho thi công lần 2.
  • Sau khi hoàn thiện xong lần 2 để khô trong vòng 3h sau đó dùng ráp mịn để làm phẳng bề mặt được bả. Chú ý không dùng ráp nhám vì sẽ làm xước bề mặt.
  • Trong quá trình ráp làm phẳng bề mặt nên dùng bóng điện chiếu vào để việc làm phẳng được tốt hơn, đồng thời có thể dễ dàng phát hiện chỗ lồi lõm do thi công chưa tốt để tiến hành cho bả sửa. Không nên bả sửa quá 2 lần. Không nên bả quá dày vì dễ gây ra hiện tượng bong tróc.
  • 24h sau khi bả hoàn thiện có thể cho thi công sơn.

quy-trinh-thi-cong-3

Bước 4: Thi công sơn lót

– Dùng Rulo ( lu) tiến hành sơn lót chống kiềm. Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện có thể sơn lót 01 hoặc 02 lớp chống kiềm. Mỗi lớp sơn phải đảm bảo cách nhau ít nhất 01h để đảm bảo độ khô cần thiết.
– Có thể pha thêm 10% dung môi ( nước sạch) theo thể tích trước khi thi công. Việc pha thêm dung môi nhằm gia tăng độ phủ tối đa và giúp cho việc thi công được dễ dàng hơn.

Bước 5: Sơn màu hoàn thiện

* Sơn màu lần 1:

  • 02h sau khi thi công sơn kiềm có thể tiến hành thi công sơn màu lần 1.
  • Dụng cụ thi công có thể là máy phun sơn, cọ hoặc Rulo ( lu).
  • Sơn màu trước khi thi công nên pha loãng với 10% dung môi ( nước sạch) theo thể tích để đạt độ phủ tối đa và dễ hơn cho việc thi công.
  • Tiến hành sơn màu lần 1 bằng dụng cụ thích hợp.
  • Sau khi sơn màu lần 1 cần tiến hành quan sát những khiếm khuyết còn lại của các khâu thi công trước và cho sửa trước khi sơn màu hoàn thiện lần cuối.

*Sơn màu lần 2 ( hoàn thiện):

02h sau khi sơn lần 1 ta cho tiến hành sơn hoàn thiện lần cuối.

  •  Dụng cụ thi công tương tự lần 1, do là nước sơn hoàn thiện nên cần thi công cẩn thận.
  • Khi tiến hành sơn xong, dùng bóng điện chiếu rọi vào tường và quan sát. Nếu thấy sơn phủ đều, không bị 2 màu, không để lại vết và bề mặt tường sáng đều là đạt.

#3, Chất lượng của sơn nước như thế nào là đạt chuẩn?

Nếu bạn chỉ là một khách hàng bình thường thì sẽ rất khó để có thể biết cách nghiệm thu sơn nước trong trường hợp bạn thuê đội thi công sơn nhà cho mình. Vì thế trước khi tiến hành nghiệm thu bạn cần chú ý đến một số yêu cầu chất lượng của sơn nước như sau:

  • Bề mặt phải đạt được độ thẩm mỹ nhất định: mịn, phẳng,…
  • Bề mặt lớp sơn phải có sự kết dính bám chắc vào bề mặt tường.
  • Màu sắc theo đúng chỉ dẫn và yêu cầu.
  • Màu sắc đảm bảo bền màu theo thời gian.
  • Lớp sơn không bị biến đổi, phồng rộp, bong tróc sau khi hoàn thiện.
  • Bề mặt sơn có khả năng chịu được các thay đổi của các điều kiện biến đổi của thời tiết.

#4, Hướng dẫn cách nghiệm thu sơn nước chính xác nhất

Sau khi đã giám sát quá trình thi công thật cẩn thận. Khi công trình đã hoàn thành, kết quả nghiệm thu sơn nước được xác định như sau:

  • Bề mặt lớp sơn cuối cùng phải đồng màu, không có vết ố, vết loang lổ, vết chổi sơn.
  • Bề mặt sơn phải phẳng, nhẵn, không bị nứt hay cộm sơn. Mặt lớp sơn phải nhẵn bóng.
  • Không để lộ màu của lớp sơn nằm dưới lớp phủ trên cùng.
  • Bề mặt lớp sơn không được có bọt bong bóng khí. Không được có hạt bột sơn vón cục. Không được có vết rạn nứt bề mặt lớp sơn.
  • Nếu mặt sơn có hoa văn, hoa văn phải theo đúng thiết kế về hình dạng, kích thước, độ đồng đều và nhất là màu sắc.

Chắc chắn bạn sẽ có một không gian sống đúng chuẩn với màu sơn nước đẹp, tính thẩm mỹ cao nếu áp dụng đúng quy trình thi công và nghiệm thu sơn nước của chúng tôi.