Chổi Quét Sơn

choi-quet-son
5/5 - (1 vote)

Chổi quét sơn là công cụ không thể thiếu trong công việc thi công công trình. Có nhiều loại chổi để quét sơn với cấu tạo khác nhau để đáp ứng nhiều loại công trình khác nhau.

Chổi quét sơn, còn được biết đến với tên gọi khác là cọ sơn. Đây là công cụ được bắt gặp nhiều trong cuộc sống hàng ngày để vệ sinh làm mới các bề mặt, hoặc để quét sơn tường.
Cấu tạo của chổi quét sơn vô cùng đơn giản. Một chổi gồm:
Chổi quét sơn có nhiều kiểu thiết kế khác nhau để phục vụ nhiều mục đích sử dụng. Loại chổi thông thường có kích thước nhỏ để phết sơn lên những vật dụng nhỏ trong gia đình. Loại chổi chuyên dùng cho các công trình lớn và được các thợ sơn chuyên dùng thì yêu cầu chất lượng cao, lông cọ sử dụng được lâu dài và thiết kế đầu cọ có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu thẩm mỹ xây dựng khác nhau.
choi-quet-son-loai-tot

#2. Phân biệt các loại đầu chổi quét sơn

Đầu chổi quét sơn thường được làm từ 2 loại sợi là lông động vật hoặc sợi tổng hợp.

a. Đầu chổi lông tự nhiên

Loại đầu chổi làm từ sợi lông dài của động vật còn được gọi là Bristle, thường được lấy từ lông dê hoặc heo. Ngoài ra, ở một số nơi còn sử dụng cả lông bò rừng, lông chồn hoặc lông ngựa. Loại đầu chổi quét sơn có lông cao cấp và đắt tiền nhất được làm từ lông chồn hắc điêu (sable) và được thuộc hoàn toàn bằng tay.
Ưu điểm của loại chổi quét sơn làm từ lông động vật thường khá mềm, hút sơn tốt và nhả sơn đều. Có thể sử dụng cho cả bề mặt nhẵn mịn hoặc hơi thô ráp và dùng được cho nhiều loại sơn như sơn PU, sơn gốc dầu, vecni,…

b. Đầu chổi sợi tổng hợp

Loại đầu chổi thứ 2 được làm bằng sợi filament tổng hợp. Đây thực chất là một dạng nhựa lỏng, được kéo dài thành sợi lông bằng máy. Thành phần cấu tạo lên các loại sợi tổng hợp này có thể kể đến là: acrylic, polyester và nylon. Giá thành của loại sợi này thường rẻ hơn so với lông tự nhiên.
Mỗi loại chổi quét sơn sợi tổng hợp có cấu tạo và đặc tính khác nhau để phù hợp với từng loại sơn. Người dùng cần tìm hiểu rõ về đặc tính của từng loại sợi và loại sơn mà họ sử dụng, từ đó chọn loại sợi chổi phù hợp.
Ưu điểm của chổi quét sơn sợi filament phân theo từng loại thành phần:
Với những loại chổi phổ thông, đầu chổi thường được làm từ lông heo hoặc sợi tổng hợp là chủ yếu. Nhưng nếu cần dùng chổi để quét sơn nước thì loại sợi filament tổng hợp là lựa chọn tốt hơn.
Với những loại chổi quét sơn cao cấp thường được dùng trong trang trí mỹ thuật hoặc công nghiệp, đầu chổi sẽ được làm từ lông thú tự nhiên như lông chồn hắc điêu hoặc sợi tổng hợp cao cấp (kết hợp giữa nylon và polyester) để đầu chổi dày, bám được nhiều sơn và kết cấu mềm mại giúp nhả sơn đều mỗi lần quét.

#3. Quy trình sản xuất chổi quét sơn

a. Đầu chổi

Nếu đầu chổi quét sơn làm từ lông tự nhiên (động vật) sẽ thường có chiều dài và độ dày khác nhau. Khi mua về, những sợi lông thường đã được bó thành từng nhóm có cùng độ dày hoặc chiều dài. Người sản xuất sau đó sẽ trộn chung tất cả với nhau bằng máy, để những sợi dài – ngắn, dày – mỏng sẽ xen kẽ với nhau giúp cho đầu chổi được dày và cứng hơn. Một đầu chổi tốt thường được trộn từ 5 – 7 nhóm lông khác nhau.
Sau khi được trộn chung, những sợi lông sẽ tiếp tục được phân thành nhóm khác nhau tùy theo độ dày của từng loại chổi và đưa vào công đoạn tiếp theo.

b. Phần cổ (ferrule)

Cổ là điểm nối giữa lông chổi và cán chổi, được gọi là miếng ferrule. Một miếng kim loại được uốn thành hình chữ nhật vuông 4 cạnh hoặc hình tròn. Sau đó được gắn vào phần đầu chổi đã được chuẩn bị trước. Đây là công đoạn quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng của chổi quét sơn. Những sợi lông sau khi được sắp xếp đều đặn và ngay ngắn sẽ được cố định với miếng kim loại bằng hỗn hợp keo đặc biệt. Người thợ làm chổi phải đổ keo thật cẩn thận vào từng đầu cọ, đợi keo khô rồi mới chuyển sang bước tiếp theo.
Một miếng gỗ nhỏ được chèn vào khoảng giữa của miếng kim loại để cố định các sợi lông và giúp cho sơn không bị tràn xuống cán chổi trong quá trình sử dụng. Sử dụng keo để gắn liền phần gỗ, miếng kim loại và cán chổi tạo thành một thể thống nhất.

c. Cán chổi

Cán chổi quét sơn được làm bằng gỗ hoặc nhựa để phù hợp với nhiều cảm giác tay và nhu cầu sử dụng của thợ sơn. Thường những thợ sơn chuyên nghiệp sẽ phải sơn liên tục hàng giờ đồng hồ. Vì thế mà họ sẽ chọn những loại chổi có cán gỗ. Còn những người mua để trang trí nhà sẽ thường chọn cán nhựa vì giá thành rẻ. Sau khi được gắn với phần ferrule và đầu cọ, cán chổi sẽ được gia cố thêm bằng đinh để tránh bị tuột hoặc đầu chổi lỏng lẻo sau một quá trình sử dụng.
Cuối cùng, phần đầu chổi quét sơn sẽ được đưa vào máy chuyên dụng để đánh đều và làm tơi phần lông, giúp cho chổi nhả sơn đều.

#4. Phân loại chổi quét sơn :

#5. Cách kết hợp các loại chổi quét sơn trong công việc

Mỗi người thợ sơn lại có một thói quen và phong cách kết hợp các loại chổi quét sơn khác nhau để phục vụ cho công việc thi công sơn của mình. Ví dụ như loại chổi đầu xéo có chổi gôn có thể kết hợp với nhau để sơn những đường thẳng đòi hỏi độ chính xác cao hoặc sơn ở những góc tiếp giáp trong công trình khó tiếp cận nhất.

Trên đây là những điều cần biết về chổi quét sơn và những ứng dụng phù hợp với từng loại chổi. Hy vọng đã giúp các bạn chọn lựa được loại chổi sơn thích hợp cho ngôi nhà của mình. Xem thêm báo giá sơn intoc paint